“Tokenomics là thuật ngữ được ghép từ hai từ Token (Tiền mã hóa) và Economics (Kinh tế học). Chính vì thế, Tokenomics có thể xem là nền kinh tế của tiền mã hóa, cách chúng được xây dựng và áp dụng vào mô hình hoạt động của dự án đó” . Tokenomics là yếu tố quan trọng và không thể tách rời với mô hình hoạt động để đưa ra hiệu quả chính xác và mức độ tăng trưởng của token trong từng giai đoạn.

Tokenomics  = Token + Economics

Tokenomics là tập hợp của nhiều yếu tố bên trong như Token Supply (nguồn cung token), Token Application (ứng dụng token) , Token Sale(huy động token) , Token Release (kế hoạch phân phối token),…

Mỗi đồng Coin đều có blockchain riêng (Bitcoin, Ethereum, Solana, Binance Coin, Cadarno…) thế nên token cũng vậy. Token platform : mã thông báo nền tảng (BTC, ETH, SOL, BNB, ADA…)

Trước khi đi sâu vào tokenomics, chúng ta hãy xem ý nghĩa của một mã thông báo. Mã thông báo là một đơn vị kỹ thuật số của tiền điện tử được sử dụng như một tài sản cụ thể hoặc để đại diện cho một mục đích sử dụng và lưu trữ dữ liệu trên Blockchain riêng. Mã thông báo có nhiều trường hợp sử dụng, nhưng phổ biến nhất là token supply, token application,  token security (bảo mật), toke governance (quản trị), etc.

Khi nói nhắc đến tokenomics thì không thể quên quy luật cung cầu (the supply and demand ) đây là một đặc tính của cryptocurrency. Trong nền kinh tế nhà nước, thước đo giá trị hàng hóa mang đặc tính của the supply and demand.

Quy luật cung- cầu :
+ Cung > Cầu : Giá trị vật phẩm sẽ giảm khi có quá nhiều vật phẩm dư thừa

+ Cung < Cung : Giá trị vật phẩm sẽ tăng vùn vụt khi số lượng vật phẩm không đủ cung cấp.

Giả sử :

Trên thế giới chỉ có 10 bộ tiền cổ và số lượng người trên thế giới là ….. =>> giá trị của bộ tiền cổ  lớn

Trên thế giới có hàng vạn bộ tiền cổ “fake” và số lượng người trên thế giới……. =>> giá trị bộ tiền cổ không cao.

Một vài đông coin tham khảo.

Total Supply (tổng nguồn cung) sẽ là con số được thiết kế bởi đội ngũ phát triển dự án sao cho phù hợp với mô hình vận hành nhất.Giá trị của token hay mã token có thể bị điều khiển  nếu tổng nguồn cung token sẽ tung ra lớn ở thời gian đầu để quảng bá, truyền miệng cho mọi người biết về nó. Sau 1 khoảng thời gian, có thể ngắn hạn ( trên dưới 1 năm ) hay dài hạn  (2-5 năm), tổng nguồn cung token, số lượng khai thác token sẽ giảm đi , khoảng  3 năm / lần. Nó được điều khiển, thiết kế để tạo ra sự khan hiếm trong thị trường crypto, nhằm đẩy giá trị của nó lên, tạo ra áp lực tăng giá.

Tokenomics cũng vậy, cũng mang đặc tính của Quy luật Cung – Cầu (Supply and Demand). Thế nên có rất nhiều yếu tố chi phối

– Developers : Nhà phát triển ( Founder, Team, Dev, Advisors…)

– Crypto funds : Quỹ đầu tư ( Venture, Capital, Backer… )

– Market makers : Nhà tạo lập thị trường ( Miners, Cex, Dex…)

– Investors : Nhà đầu tư ( Traders, Holder… )

Ngoài ra còn có : Giai đoạn bị lạm phát hoặc  giảm phát  (Inflation and Deflation)

Hay do các  nhà phân phối kiểm soát

  1. Centralized : Tập trung do tổ chức, cá nhân quản lí
  2. Decentralized : Phi tập trung do cộng đồng quản lí
  3. From Centralized to decentralized : từ quản lí tập trung đến phi tập trung

Lợi ích của tokenomics

Sử dụng mã thông báo để trao đổi giá trị cho đến nay là cách phổ biến nhất để tận dụng các lợi ích của tokenomics. Nhiều công ty có thể triển khai tokenomics trong các mô hình quản trị của họ để phân bổ quyền biểu quyết và ra quyết định phân phối token cho người dùng. Trong trường hợp này, việc quản lý giá của tokenomics phụ thuộc vào việc người dùng thanh khoản hoặc đặt cọc tiền. Một số mạng cung cấp ưu đãi cho mọi người về quyền sở hữu, hold in và sử dụng mã token để ngăn đầu cơ tích trữ tiền.

Tokenomics?

Tokenomics có thể giúp phản ánh về kinh tế cũng như chi phí xã hội trong việc tính toán cho mã thông báo của các dự án. Đây là một yêu cầu lớn chúng ta có thể mong đợi các mã thông báo đại diện cho hầu hết mọi tài sản trong hiện thực như kim loại quý, bất động sản, tác phẩm  nghệ thuật và đồ sưu tầm, đồ cổ, báu vật . Quan trọng hơn nữa, tokenomics về bản chất có khả năng cung cấp giá trị dựa trên cộng đồng phù hợp với giá trị theo người tiêu dùng mong muốn.

Giá trị thực tế của tokenomics

 Năm 2021 được nhiều người cho rằng là một năm đầy biến động, khi mà du lịch và công việc trực tiếp giảm mạnh về người lao động , thì ở thị trường chứng khoán, tiền ảo lại ngược lại nổi lên như cồn; đủ thể loại trader, investor, lướt sóng, đu đỉnh ………….Sôi nổi hơn, các dự án Defi lại tiếp tục phát triển hàng loạt , xuất hiện nhiều trong lĩnh vực tiền điện tử – công nghệ hướng đến tương lai – Metaverse. Và tất nhiên , tokenomics cũng là một hướng đi cho bạn đầu tư. Liệu rằng bạn có đang dự định sẽ đầu tư cho token này không ?

Dưới đây, tôi đã tổng hợp danh sách một vài điều mà bạn nên lưu tâm và kiểm tra khi cố gắng quyết định giá trị của tokenomics. Đáng chú ý, hầu hết các yếu tố tạo nên tokenomics của tiền điện tử thường được tìm thấy trong các trang websites như CoinMarketCap và CoinGecko, nhưng vẫn xác minh bằng whitepaper của dự án để chắc chắn về tính chính xác và độ bảo mật của chúng.

  1. The supply and demand of tokenomics:  Tổng cung và cầu
  2. Allocation : Phân bổ token như thế nào ?
  3. Governance token : Quản trị của tokenomics
  4. Token Release : Kế hoạch tung ra của token
  5. Token sale : Hoạt động huy động vốn thông qua việc mở bán và chia token
  6. Study Case : Mục đích sử dụng của token đó, được tọa ra để làm gì? Nó sẽ mang lại giá trị gì cho bạn, cho nhà đầu tư?
  7. Security token : Sự bảo mật và độ tin cậy, tiện lợi, lưu động của token đó trên các sàn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Post comment