Sự phát triển của AI (trí tuệ nhân tạo) đã góp phần biến đổi rất nhiều ngành công nghiệp. Từ việc quản lý kho bãi, lên kế hoạch marketing. Hay thậm chí làm thay công việc thiết kế, các công cụ AI đã có bước tiến thần sầu chỉ trong thời gian ngắn. Để tận dụng được sức mạnh của AI, Prompt Engineering là bí quyết không thể bỏ qua. Vậy Prompt Engineering là gì? Doanh nghiệp được lợi gì khi ứng dụng kỹ thuật này? Cùng Coming tìm hiểu trong bài viết sau.
Prompt Engineering là gì?
Prompt Engineering là việc phát triển các câu lệnh. Mục đích nhằm giúp AI đưa ra được phản hồi sát với mong muốn của người dùng nhất.
Nếu là người thường xuyên cập nhật thông tin về công nghệ, có lẽ bạn sẽ không còn quá xa lạ với cụm từ “generative AI”. Hay ChatGPT – công cụ AI đình đám giúp trò chuyện, chia sẻ mẹo, trợ lý viết chương trình. Thậm chí công cụ này còn giúp cung cấp cả các giải pháp tự động.
ChatGPT được xem là một công cụ AI nâng cao. Nguyên nhân là bởi nó có khả năng phát triển và học hỏi theo thời gian thực trong quá trình trao đổi với người dùng và nhà phát triển.
Hiện nay giao tiếp chủ yếu với các công cụ AI đang là văn bản hay code. Tuy nhiên prompt engineering lại đòi hỏi nhiều hơn thế. Với những ai muốn phát triển bản thân với nghề Prompt Engineer, việc tìm hiểu về những kiến thức cơ bản của mỗi công cụ AI là yêu cầu bắt buộc.
Ví dụ với MidJourney – một công cụ tạo ảnh AI nổi tiếng. Bạn có thể tạo ra các bức ảnh theo nhiều phong cách. Từ nhiếp ảnh thực tế, art, minh họa,…. Bất cứ phong cách nào bạn có trong đầu cũng có thể trở thành hiện thực. MidJourney cũng là công cụ mà Coming sử dụng rất nhiều để tạo ra các ấn phẩm phục vụ công việc. Do đó yêu cầu việc thành thạo sử dụng công cụ gần như là bắt buộc đối với các thành viên trong team.
Các kỹ năng cần có trong Prompt Engineering
Kiến thức về AI và máy học
Để thành thạo Prompt Engineering, cần phải nắm vững các kiến thức cơ bản về AI, máy học (ML), và xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP).
Máy học, hay còn gọi là ML, là quá trình mà AI tạo sinh ngày càng trở nên phổ biến. Máy học cho phép các chương trình trí tuệ nhân tạo học hỏi. Đồng thời phát triển khi nhận được dữ liệu đầu vào và phản hồi qua thời gian. Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) là thuật ngữ được sử dụng để mô tả cách các hệ thống AI hoạt động và được tích hợp ở nhiều cấp độ hiện nay.
Tư duy phản biện
Tư duy phản biện là kỹ năng cần có khi sử dụng AI để làm việc. Kỹ năng này giúp bạn xác định và phân tích vấn đề trước khi bắt đầu tạo các câu nhắc. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng cấu trúc phù hợp cho các câu nhắc cần sử dụng.
Kỹ năng giao tiếp và viết lách
Các lập trình viên không nhất thiết phải rèn luyện kỹ năng viết lách hay giao tiếp để hoàn thành công việc. Nhưng những người làm prompt engineer lại cần phải có.
Các prompt engineer cần có khả năng truyền đạt hiệu quả các yêu cầu cụ thể khi sử dụng các câu nhắc bằng ngôn ngữ tự nhiên, dựa trên mô hình AI đang sử dụng. Trong một số trường hợp, bạn cần phải thử các phương pháp tiếp cận khác nhau khi tạo prompt. Điều này yêu cầu bạn phải linh hoạt trong giao tiếp để đạt được kết quả mong muốn.
Doanh nghiệp có thể ứng dụng Prompt Engineering trong những lĩnh vực nào?
Doanh nghiệp có thể ứng dụng Prompt Engineering trong các lĩnh vực sau:
Y tế
Các prompt vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn các hệ thống AI tóm tắt dữ liệu y khoa và phát triển các kế hoạch điều trị. Đồng thời, giúp mô hình AI xử lý dữ liệu bệnh nhân chính xác, từ đó cung cấp những khuyến nghị lâm sàng có giá trị và chính xác.
Marketing
Tăng tốc độ sáng tạo nội dung, giảm chi phí và thời gian sản xuất nhờ AI. Nó cũng hỗ trợ trong việc tạo ý tưởng, cá nhân hóa và soạn thảo nhiều loại tài liệu khác nhau.
Lập trình phần mềm
Các “copilot” sử dụng sức mạnh của prompt engineering để viết mã nhanh hơn bằng cách cung cấp các gợi ý chính xác cho những dòng mã tiếp theo, tối ưu hóa quy trình phát triển phần mềm.
An ninh mạng
Các nhà khoa học dữ liệu và chuyên gia lĩnh vực sử dụng AI để mô phỏng các cuộc tấn công mạng và xây dựng các kế hoạch phòng thủ mạnh hơn.
Kỹ thuật phần mềm
Prompt Engineering có thể tạo ra các đoạn mã hiệu quả và đơn giản hóa các nhiệm vụ phức tạp bằng hệ thống AI tạo sinh, được huấn luyện trên nhiều ngôn ngữ lập trình. Với các prompt cụ thể, nhà phát triển có thể tự động hóa quy trình mã hóa và gỡ lỗi, thiết kế tích hợp API để giảm bớt các tác vụ thủ công, và tạo các quy trình làm việc dựa trên API để kiểm soát dữ liệu và phân bổ tài nguyên tốt hơn.
Chatbots
Các nhà phát triển chatbot có thể tạo ra các prompt để đảm bảo hệ thống AI hiểu đúng các truy vấn của người dùng. Từ đó cung cấp các câu trả lời có ý nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh trong thời gian thực.
Các mẹo tạo prompt AI hiệu quả
Prompt Engineering là một nghệ thuật. Đòi hỏi được tinh chỉnh và cải thiện theo thời gian thông qua việc thử nghiệm và kinh nghiệm. Dưới đây là một số kinh nghiệm tạo prompt hiệu quả được Coming đúc kết:
- Cung cấp chỉ dẫn cụ thể: giúp tránh hiểu lầm và giới hạn phạm vi các khả năng hoạt động.
- Vẽ ra hình ảnh bằng từ ngữ: sử dụng các so sánh dễ hiểu và liên quan. Việc này giúp AI dễ hình dung hơn về yêu cầu
- Củng cố thông điệp: có những trường hợp AI cần lặp lại hướng dẫn. Hãy cung cấp chỉ dẫn ở đầu và cuối của một yêu cầu.
- Sắp xếp yêu cầu theo trình tự hợp lý: trình tự thông tin ảnh hưởng đến kết quả. Đặt các hướng dẫn ở đầu yêu cầu. Chẳng hạn như với yêu cầu “tóm tắt đoạn văn dưới đây”. Câu này có thể mang lại kết quả khác so “tóm tắt đoạn văn trên”.
- Cung cấp tùy chọn dự phòng: AI có thể gặp khó khăn với nhiệm vụ được gia. Vì vậy, hãy gợi ý một giải pháp thay thế. Ví dụ, khi đặt câu hỏi qua văn bản, hãy thêm yêu cầu “trả lời bằng ‘không tìm thấy’ khi không có câu trả lời”. Yêu cầu này sẽ ngăn AI tạo ra các phản hồi không chính xác.
Như vậy thông qua bài viết, Coming đã phần nào giới thiệu với bạn khái niệm prompt engineeing. Tại Coming, team cũng đã và đang thực hiện rất nhiều dự án về giải pháp AI. Nếu có cần tư vấn về dịch vụ, bạn có thể liên lạc với team để được tư vấn!