Là một newbie đang tìm hiểu về thị trường tiền ảo – một thị trường tiềm năng nhưng vô vàn mới mẻ và rủi ro, tôi cũng gặp nhiều băn khoăn và hàng loạt những câu hỏi chưa lời đáp. Làm sao để bỏ tiền vào một cách an toàn nhưng vẫn sinh lời cao? Làm sao để nắm hết mọi ngóc ngách và làm chủ được sự biến động không ngừng của thị trường này? Nếu bạn cũng đã hoặc vẫn đang đau đầu vì những câu hỏi tương tự thì xin chào, bạn không hề cô đơn. Bài viết này là dành cho bạn, những “nhà đầu tư xịn xò” vào một ngày không xa, khi đã nắm được hết mọi kiến thức nền tảng và quan trọng nhất, là bí kíp để tồn tại trong thế giới khốc liệt này. Vậy bí kíp đó là gì? 

Từ một tờ giấy trắng không biết nên bắt đầu học hỏi hay nghiên cứu từ đâu, tôi đã được truyền cảm hứng thông qua video nọ của The Hidden gem, chia sẻ về cách quản lý rủi ro và phân bổ dòng vốn như thế nào khi đầu tư tiền ảo. Sau quá trình nghiên cứu kỹ càng và được hướng dẫn bởi các MOD của Coming.IO, tôi đúc kết được những gì cơ bản tôi phải làm để vừa thu được lợi nhuận vừa không vướng phải rủi ro mất trắng.  Kiến thức, tâm lý, nền tảng là cần thiết nhưng vẫn chưa phải là đủ. Vì quan trọng không phải bạn đầu tư cho cái gì, mà là bạn đầu tư ra sao. 

            Giả sử bạn vừa có một khoản tiền trong tay (trong bài này tôi sẽ lấy ví dụ là 1000$), cũng đã hiểu hết được những nền tảng cơ bản của thị trường tiền ảo, nắm được những dự án ngon nghẻ nào đang trên đà phát triển và có tiềm năng tốt. Vậy bạn sẽ làm gì? Bỏ hết khoản tiền đầu tư đó cho những dự án đúng là đang sinh lời cao nhưng lại quên mất đi tính biến động muôn đời của tiền ảo? Hay vì sợ rủi ro mất trắng mà chỉ đầu tư một khoản nhỏ, rồi để phần tiền còn lại nằm im và không phát huy được bản chất vốn có của nó, chính là tiền phải sinh ra tiền? Bản chất không phải là đầu tư cho cái gì, mà là bạn đầu tư như thế nào. 

            Chính vì lý do đó, điều cơ bản phải làm từ những bước đầu tiên là hoạch định chiến lược và xác định mục tiêu đầu tư kỹ càng. Vai trò của việc lên kế hoạch và cách thức chia vốn đầu tư nhắm vào mục tiêu thu lợi nhuận nhưng vẫn hạn chế tối đa rủi ro, hoặc chấp nhận rủi ro ở mức nhất định song vẫn có kế hoạch đề phòng để chữa cháy cho những lúc thua lỗ. Ví dụ cụ thể, từ số tiền 1000$ có được để đầu tư , tôi sẽ chia nhỏ khoản tiền ra theo tỉ lệ nhất định cho 3 mục đích chính: 50% (tức 500$) cho đầu tư dài hạn, 20% (tức 200$) cho đầu cơ ngắn, trung hạn và 30% (tức 300$) còn lại để dự phòng cho những lúc cần thiết. Đơn giản mà nói, từ chiếc bình đầu tư với tổng số tiền 1000$, tôi phân bố nhỏ lẻ cho các bình nhỏ hơn bao gồm bình dài hạn, bình đầu cơ và bình dự phòng.

  • Bình dài hạn (chiếm 50% số vốn 1000$, tức 500$) 

Thế giới tiền ảo dù màu mỡ đến mấy thì vẫn còn là một bài toán quá mới, kể cả những người có kinh nghiệm dày dặn cũng chưa chắc nắm hết mọi phần thắng trong tay hay loại bỏ được hoàn toàn mọi rủi ro. Có thể nói, bám vào những dự án “chắc ăn” là biện pháp ban đầu giúp người mới có thể chậm rãi lành lặn tiếp cận với tiền ảo. Vì lẽ đó, chiếc bình dài hạn này chiếm spotlight hơn hẳn 2 bạn đồng hành còn lại, tới 50% tổng số vốn của bình đầu tư ban đầu. 

 Mục tiêu của chiếc bình này là nhắm đến những dự án tốt, ngon nghẻ nhưng với mức độ tăng trưởng bền vững. Điều đó có nghĩa chiếc bình này không hướng đến rủi ro và sự đột biến nhất thời. Khi quyết định đầu tư dài hạn, cần phải nghiên cứu kỹ càng và lựa chọn những dự án có tiềm năng phát triển tốt trong tương lai. Vì đây là chiến lược “ăn chắc mặc bền”, không hấp tấp chốt lời liền mà nên xem xét tái cơ cấu nửa năm một lần. Ví dụ cụ thể, chiếc bình dài hạn này sẽ đầu tư cho 2 dự án tốt nhất mà ta nhắm tới là Project 1 (chainlink) và Project 2 (Polkadot). Với mỗi 250$ đầu tư cho mỗi dự án trên, phần coin tôi kiếm được sẽ được dùng để staking/lending tiếp trên các nền tảng như Nexo (ví DeFi cho phép mình bỏ coin vào và nhận lãi suất = chính đồng coin bỏ vào), Celsius, Block FI.

Vậy câu hỏi đặt ra là số tiền nên được phân bổ như thế nào cho hai dự án nhỏ trên? DCA – Dollar cost averaging, hay chiến lược trung bình giá, chính là cách mà ta sẽ áp dụng ở đây. Bản chất của DCA là chia nhỏ ra từng phần để đầu tư, thay vì mua hết trong lần đầu giao dịch. Tôi sẽ chỉ dùng 20% của 500$ để đầu tư cho từng dự án, đống nghĩa mỗi dự án sẽ có 100$. 300$ ( 60% vốn) còn lại sẽ được cắt từ từ khi nhận thấy thị trường có điều chỉnh 20-30%, tức khi đó tôi sẽ chi thêm 60$ (20% của 300$) cho mỗi dự án. Cứ tiếp tục quy trình như vậy đến khi đầu tư hết số tiền dự định ban đầu. Lưu ý của chiếc bình dài hạn này là chỉ dùng để rải vốn và mua staking/lending, không dùng để farming, borrowing hay thậm chí là thế chấp. 

  • Bình đầu cơ (chiếm 20% tổng số vốn 1000$, tức 200$) 

Là người mới đang tìm tỏi và trải nghiệm thế giới tiền ảo, chấp nhận rủi ro cao và dám đánh đổi, liều ăn nhiều phải chăng là quá sớm với những con cừu còn quá non trẻ? Không thể bỏ qua việc đầu cơ sinh lời làm trụ cột, song chọn mức đầu tư 20% số vốn là nước đi nhẹ nhàng, đảm bảo sự sinh tồn dù rủi ro thua lỗ có xảy ra đi chăng nữa. 

Đây là chiếc bình được sinh ra với mục tiêu tạo dòng tiền luân chuyển, góp phần fill lại các bình khác và vì vậy, nó đóng vai trò rất quan trọng. Song, đối với những bạn chỉ mới khập khiễng dấn thân vào thị trường này, khi mà kiến thức lẫn kinh nghiệm vẫn chưa đủ thì con số 20% là an toàn để bắt đầu cho việc đầu cơ. Vì rủi ro là không thể tránh khỏi, việc đầu cơ sẽ được chia ra thành 2 mục tiêu nhỏ là ngắn hạn và trung hạn với tỉ lệ 50-50 đều cho mỗi mục tiêu, cũng như nên chốt lời theo ngày, tuần hoặc tháng. Ở mục tiêu ngắn hạn nơi tôi đầu tư 100$, cơ bản là nhắm đến các dự án khả năng sinh lời cực cao nhưng mang tính đột biến, khó kiểm soát như high risk high return hay margin future. Để cân bằng lại tính biến động và hạn chế rủi ro, ở mục tiêu trung hạn với mức đầu tư 100$, những dự án được hướng đến thường là ICO, IPO, IEO hoặc các xu hướng Trending hiện thời như NFT, GameFi hay DeFi. Bình trung hạn này ít rủi ro hơn bình ngắn hạn, vì nhắm đến các dự án tiềm năng với chi phí ban đầu thấp nhưng khả năng sinh lời cao; hoặc đi theo số đông như trào lưu kết hợp giữa việc chơi game và kiếm tiền. Sau khi đã chia chiến lược đầu tư kỹ càng, phần doanh thu và lợi nhuận đạt đc từ hai bình ngắn hạn và trung hạn sẽ được dùng để phân bổ tiếp cho toàn bộ chiến lược tổng. Ví dụ, từ 200$ đầu tư cho đầu cơ ngắn và trung hạn, tôi sinh lời được x5 lần tương đương 800$ lợi nhuận thì trong đó, 70% (560$) sẽ được dùng để tái đầu cơ, còn 30% (240$) sẽ đổ về lại bình đầu tư gốc ban đầu. Đây là lý do chiếc bình này là không thể thiếu vì nếu không có nó, dòng chảy của tiền sẽ không được hình thành. 

  • Bình dự phòng (chiếm 30% tổng số vốn 1000$, tức 300$)

            30% số vốn còn lại chính là dành cho bình dự phòng, vẫn tận dụng tốt bản chất của tiền sinh ra tiền song rủi ro là không hề có. Vì lý do này nên chiếc bình dự phòng được phần ưu ái hơn chiếc bình đầu cơ, nơi mà rủi ro cao có thể xảy ra. 

            Chiếc bình cuối cùng và đóng vai trò quan trọng không kém trong việc đảm bảo sự luân chuyển của dòng tiền cũng như khả năng thu được lợi nhuận ở mức rủi ro gần như bằng không. Vì lẽ đó, chiếc bình này chỉ nên dùng khi thật sự cần thiết và chỉ gửi tiết kiệm là chủ yếu. Giống như tên gọi của nó, mục tiêu chính ở đây là để dự phòng, chuẩn bị sẵn sàng một “kế hoạch B” để dùng trong những trường hợp thua lỗ khi đang đầu cơ, chúng ta vẫn sẽ có một khoản vốn để bù lại hoặc tái đầu tư nếu muốn. Sự chuẩn bị này là cần thiết về cả mặt phương tiện lẫn tinh thần.

Bình dự phòng nhắm đến việc sinh lời một cách an toàn nhất, như cách mà chúng ta bỏ tiền vào ngân hàng. Chính vì vậy, chúng ta sẽ chủ yếu hướng đến đầu tư cho stable coin hoặc tham gia DeFi trên các nền tảng Dodo, Nexo và Block FI. Lợi nhuận từ bình dự phòng này cũng sẽ được chia nhỏ ra thành 2 phần, 70% là dùng để cho sinh hoạt và 30% còn lại dùng để tái đầu tư cho bình đầu tư. Khi chiếc bình dự phòng được đổ đầy, chúng ta có thể fill ngược lại cho bình dài hạn với các mục tiêu dài hạn và rủi ro thấp nhất. 

Biểu đồ ví dụ về phân bổ tiền đẩu tư.

Nói tóm lại, tư duy phân tích, nhận định và quản lý rủi ro nên là sự chuẩn bị cần thiết ban đầu góp phần tạo nên tiền đề và nền tảng vững chắc cho công cuộc “khai phá” thị trường tiền ảo trên chặng đường dài về sau. Việc phân bổ nguồn vốn nên dựa trên khả năng, kinh nghiệm chiến trường lẫn tâm lý của người đầu tư. Nếu là một người mới bước chân đến vùng đất này, chiến lược chậm mà chắc, hạn chế rủi ro thấp nhất nên được ưu tiên hàng đầu, với mức tỷ lệ cao hơn cho đầu tư dài hạn (50% số vốn)  thay vì đầu cơ ngắn hạn và trung hạn (20% số vốn). Khi chưa tự tin để nắm chắc phần thắng của việc liều ăn nhiều và cần thêm kinh nghiệm để chấp nhận rủi ro, việc nghiêng cán cân cho bên đầu tư dài hạn và dự phòng là điều nên làm hơn hết. Việc lên chiến lược rõ ràng cho sự phân bổ dòng vốn giữa 3 bình lớn và luân phiên giữa các bình nhỏ hơn trong từng cụm, vô hình chung đã tạo ra một hệ thống dòng tiền chảy khép kín, tuần hoàn và tương trợ lẫn nhau. Mục tiêu lớn nhất trong việc đầu tư tiền ảo là kiếm lời nhưng vẫn thận trọng, chấp nhận rủi ro nhưng vẫn có kế hoạch dự phòng khi thua lỗ. Chính vì vậy, bình đầu tư khi đã chia ra cho các bình nhỏ sẽ không đứng yên mà vẫn tiếp tục được fill lại từ phần lời của các dự án (30% từ bình đầu cơ và 30% từ bình dự phòng), để khi chiếc bình này được đầy lại sẽ tiếp tục tái đầu tư cho các bình kia. 

Bài viết có lấy cảm hứng từ Livestream của Hidden Gem.
Link video: https://www.youtube.com/watch?v=bt-WC_Vu0eQ&t=117s

By MinhTran GameFi NFT Team – Coming.io

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Post comment