Thị trường tiền điện tử đang ngày càng giao thoa với ngành công nghiệp game, do đó, nhiều gameFi (từ Fi ở đây tượng trưng cho tài chính phi tập trung hay còn gọi tắt là Defi) đang được tạo ra. GameFi giới thiệu mô hình “Play to Earn”, điều này cho phép các ‘game thủ’ có thể kiếm được thu nhập thông qua việc bỏ thời gian ra để chơi game. Hầu hết chúng đều gắn liền với NFT (Non-fungible token), cho thấy triển vọng thú vị để kiếm tiền từ các vật phẩm và nhân vật trong trò chơi. Hai thể loại gameFi đang phổ biến hiện nay đó là Idle game ( Idle game có thể hiểu như một dạng game chơi tự động, người chơi sẽ đạt được sự tiến bộ trong vòng đời game nhưng không cần tương tác vào game quá nhiều)  và 3D- Coordinate game ( game được thiết kế theo định dạng 3D). Mình sẽ ví dụ và phân tích về hai dòng game này và cho các bạn thấy được đâu mới là dòng game phù hợp với thị trường gameFi. Về dòng game Idle mình sẽ lấy ví dụ là con game ‘Plant Vs Undead’; về dòng game 3D- Coordinate mình sẽ lấy ví dụ là con game ‘Wanaka Farm’, một con game ‘từng’ rất hot khi mới ra mắt.

Một số phân tính về ‘Plant Vs Undead’ ( Idle game)

Giới thiệu sơ về con game PVU, con game này như đã nói thì nó thuộc về thể loại idle,  được lấy cảm hứng từ series game nổi tiếng Plant vs zombie. gameplay giống những game đặt trụ phòng thủ trước những đợt tấn công của bọn undead. Game có 2 chế độ chính là PVP và PVE, ngoài ra còn một chế độ phụ của game là farm mode. Cả hai chế độ PVP và PVE có cơ chế chơi khá giống nhau đó là bạn đều xây những trụ phòng thủ mà ở đây là những ‘Plants’ để tiêu diệt bọn ‘Undead’ trước khi chúng phá hủy ‘Mother trees’. Ở pvp thì khác hơn một tí đó là bạn và một người chơi khác cùng phòng thủ trước đám ‘undead’, và khi kết thúc thì ‘mother trees’ của ai ít máu hơn hoặc hết máu sẽ là người thua cuộc. còn ở farm mode, đây là chế độ mà bạn dùng những hạt giống kiếm được hoặc mua trên chợ để nuôi trồng lên ‘Plants’. PVU chính là token chính của game có thể kiếm được qua việc tham gia 2 chế độ pvp và pve.

Ưu điểm:

  • Và như bao con game Idle khác, với ‘Plant vs undead’ bạn không cần sử dụng quá nhiều thao tác khi chơi game, chỉ cần click chuột là có thể hoàn thành được những yêu cầu của game.
  • Gameplay khá là đơn giản, thao tác ít và rất dễ để làm quen

Nhược điểm

  • Đồ họa được thiết kế theo kiểu ‘mỳ ăn liền’ nên không được đẹp đẽ và bắt mắt cho lắm.
  • Vì game được thiết kế để không có quá nhiều thao tác khi chơi nên thỉnh thoảng có thể gây nhàm chán cho người chơi.

Phân tính về game ‘ Wanaka Farm’ (3D- Coordinate game)

Còn về Wanaka farm, đây là một tựa game mô phỏng các hoạt động trồng trọt chăn nuôi của người nông dân. Bạn sẽ nhập vai một nông dân đi làm những công việc như trồng cây, nuôi cá, chăn bò; sau đó dùng sản phẩm mình tạo ra để đem lên chợ bán. Game có 2 token chính là Token WANA và  Token WAI. Token WANA được dùng để mua một vài vật phẩm trong game như hạt giống hoặc vài mẫu đất trong game. Token WAI chính là đơn vị tiền tệ chính trong game dùng để tạo ra các giống mới, có thể kiếm được khi đem bán nông sản trên chợ hoặc hoàn thành nhiệm vụ hàng ngày và nhiệm vụ hàng tuần.

Ưu điểm:

  • Là một game 3d nên đồ họa của game khá là đẹp, môi trường trong game rất là sống động, màu sắc hài hòa.
  • Đây là một game nông trại nên không khí game rất là thoải mái, gameplay không hề tạo áp lực đến người chơi. Rất phù hợp đối với vài anh em có xu hướng chơi game để thư giãn.

Nhược điểm:

  • Vì đây là một game 3d nên yêu cầu cấu hình khá cao, khá nặng
  • Khi mới bắt đầu phát hành thì game bị dính một vấn đề là sever khá là giật lag => làm giảm trải nghiệm game của người chơi.

Tổng kết

Sau đây là những nhận định chung của mình về hai dòng game. Về game 3D- Coordinate, việc thiết kế game chắc chắn sẽ khó hơn rất nhiều vì đây là một game 3D, phải coding thành một không gian ba chiều. Ngoài ra, như mình đã nói ở trên thì khi mới ra thì game giật lag khá nhiều, đấy là do sever của một game 3D cần rất nhiều dữ liệu, khi có nhiều người chơi cùng một lúc chắc chắn sẽ làm sever thiếu ổn định dẫn đến lag game. Một điều đáng lưu ý nữa là khi đưa các bản cập nhập vào thì game thường rất dễ xảy ra lỗi trong game và khi có lỗi game thì chắc chắn team Dev phải cập nhập sửa lỗi rồi! Điều đó làm cho các bản cập nhập mới thường ra trễ hơn dự định, có thể ảnh hưởng đến quyết định của game. Việc thiết kế và duy trì sever cho một con game 3D đòi hỏi rất nhiều công sức của đội ngũ Dev.

Nói về game Idle thì người ta thường sẽ nghĩ đến mô hình ‘Click to earn’ và đây cũng chính là điểm mạnh nhất của game Idle. Tuy không được chăm chút về ‘nhan sắc’(đồ họa) nhưng bù lại thì game Idle lại thu hút khá đông người chơi vì gameplay đơn giản, ít thao tác. Các đội Dev hiện nay cũng chọn thiết kế các game Idle nhiều hơn vì việc thiết kế game sẽ dễ hơn, công việc sẽ ít hơn.

Qua đó thì theo mình nhận định thì Idle game đang là xu thế làm game của các team Dev, là ‘trend’ cho những nhà đầu tư hiện nay. Tất nhiên thì mình không đánh đồng gameFi Idle nào làm ra cũng thành công, cũng không phải gameFi 3D nào cũng ‘xịt’ cả. GameFi thì phải cân bằng được yếu tố ‘game’( gameplay, đồ họa,…) và yếu tố ‘Fi’(yếu tố tài chính) trong game thì mới có thể trụ vững và đủ hấp dẫn người chơi sẵn sàng bỏ thời gian và tiền bạc vào game. Bài này mình viết để cung cấp thêm kiến thức về chủ đề gameFi. Chúc các bạn tìm được game ‘ngon’ để có cái ‘tết’ trọn vẹn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Post comment