Quy trình phát triển ứng dụng di động tại Coming là tiêu chuẩn. Và trên thực tế không có nhiều khác biệt so với quy trình được áp dụng để phát triển các phần mềm khác. Trong bài viết này, hãy cùng team điểm qua các bước để đưa được ứng dụng di động tới tay người dùng, từ lên ý tưởng, cho tới khởi chạy và hơn thế nữa.
Quy trình phát triển ứng dụng di động tại Coming
Để phát triển mobile app, Coming áp dụng quy trình gồm có 7 bước như sau:
Bước 1: Lên ý tưởng
Điểm khởi đầu của mỗi dự án là khác nhau. Có khá nhiều khách hàng khi đến với Coming thứ duy nhất họ có là ý tưởng. Tuy nhiên cũng có không ít khách hàng đã chuẩn bị tài liệu khá chi tiết. Các tài liệu này sẽ có những yêu cầu hay tính năng mà họ mong đợi ở ứng dụng sắp phát triển.
Tất nhiên bất kể yêu cầu của khách hàng là gì, nhiệm vụ của Coming là làm rõ ngay từ đầu về concept ứng dụng mà khách hàng muốn. Ai sẽ dùng app này? App được xây dựng trên nền tảng nào? Đã có sản phẩm nào tương tự trên thị trường chưa? Khách hàng mong đợi sẽ đạt được mục tiêu kinh doanh gì khi phát triển mobile app? Chiến lược marketing cho app là gì? Đó chỉ là một trong rất nhiều câu hỏi mà team phải làm rõ ngày từ đầu với khách hàng.
Để dự án đạt được kết quả tốt nhất, Coming luôn cố gắng tiếp xúc với thật nhiều stakeholders. Cụ thể là Product owner, Designers, Marketing team, etc. bên phía khách hàng. Việc này sẽ giúp team nắm được cụ thể yêu cầu về dự án, từ đó có các phương án hiệu quả nhất.
Bước 2: Nghiên cứu
Sau khi đã có ý tưởng hoàn thiện, bước tiếp theo trong phát triển mobile app sẽ là nghiên cứu. Đây là bước rất quan trọng trong quy trình. Việc nghiên cứu càng được thực hiện kỹ, chiến lược sản phẩm sẽ càng tốt. Đồng thời, có thể giảm được chi phí phát triển ứng dụng di động. Cùng với đó là tiết kiệm được rất nhiều thời gian phát triển.
Cần nghiên cứu những gì khi phát triển mobile app?
Việc nghiên cứu sẽ tập trung vào đầy đủ các khía cạnh gồm:
- Tệp khách hàng: Tìm hiểu khách hàng tương lai sẽ kỳ vọng gì ở ứng dụng. Thách thức, mục tiêu, hành vi, khả năng công nghệ, thiết bị yêu thích của họ là gì? Những thông tin này sẽ giúp team có được “sense” cần thiết để tối ưu trải nghiệm cho người dùng ở các giai đoạn sau.
- Đối thủ cạnh tranh: Coming luôn nghiên cứu và phân tích các sản phẩm hiện có trên thị trường. Mục đích là để xem các giải pháp họ cung cấp, công nghệ họ sử dụng. Từ đó biết được họ có những ưu điểm gì và chúng ta có thể làm gì tốt hơn.
- Ngành của ứng dụng: Mỗi ngành lại có những tiêu chuẩn, luật lệ hay công nghệ,…khác nhau. Team sẽ cần phải nghiên cứu kỹ về ngành. Sau đó phân tích và đưa ra các lựa chọn phù hợp giúp phát triển ứng dụng di động.
- Mô hình kinh doanh và công nghệ: Tìm hiểu về mô hình kinh doanh, công nghệ và cách vận hành của doanh nghiệp khách hàng là cần thiết. Điều này giúp Coming lựa chọn được công nghệ cũng như thiết kế trải nghiệm di động phù hợp cho ứng dụng. Các trải nghiệm phải đảm bảo có tính thống nhất với nhận diện thương hiệu. Cùng với đó là dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn cung cấp.
Bước 3: Thiết kế UX
UX hay User Experience là trải nghiệm của người dùng. Đây là phần mà team thích nhất trong quy trình phát triển ứng dụng di động. Nguyên nhân là vì nó sẽ hé lộ được phần nào ứng dụng được phát triển sẽ có thiết kế ra sao. Hay ứng dụng sẽ hoạt động thế nào.
Bước 4: Thiết kế UI
Không cần phải bàn cãi quá nhiều, thiết kế UI trong quy trình phát triển mobile app là công đoạn hết sức thú vị. Tại đây, bạn sẽ được nhìn chính xác ứng dụng của mình trông ra sao khi người dùng sử dụng.
Kết thúc bước thiết kế UI, bạn sẽ có một prototype màu sắc, sống động cho phép tương tác như ứng dụng thực tế. Prototype thường được dựng trên Figma hoặc các ứng dụng thiết kế tương tự.
Bước 5: Phát triển ứng dụng di động và kiểm thử phần mềm
Phát triển ứng dụng di động
Sau khi khách hàng đã duyệt bản UI design, team phát triển phần mềm sẽ bắt tay vào công việc. Để hạn chế sai sót gây kéo dài quá trình phát triển mobile app, đội ngũ phát triển và team thiết kế cần đảm bảo liên lạc thông suốt. Từ đó có những giao tiếp kịp thời để làm rõ các chi tiết trong thiết kế.
Phát triển ứng dụng là bước lâu nhất trong quy trình. Mặc dù vậy, đây lại là bước mang lại cho cả Coming và khách hàng cảm giác “tự hào” nhất khi hoàn thành. Nguyên nhân là vì khi hoàn thành việc phát triển, bạn sẽ có thể chính thức sử dụng ứng dụng của mình.
Kiểm thử phần mềm
Đảm bảo chất lượng là yêu cầu quan trọng trong mỗi quy trình phát triển app. Tại Coming, team luôn chú trọng test thật kỹ sản phẩm trước khi trao đến tay người dùng.
Test tính năng và hiệu năng của ứng dụng giúp team đảm bảo app hoạt động mượt mà và có tốc độ load tối ưu. Trải nghiệm người dùng cũng là bài test không thể thiếu. Ngoài ra, team cũng cố gắng test app trên nhiều thiết bị nhất có thể. Mục đích là để kiểm tra khả năng tương thích với nhiều loại tỉ lệ màn hình của ứng dụng
Bước 6: Triển khai ứng dụng
Khi khách hàng đã hài lòng với ứng dụng, bước cuối trong quy trình phát triển mobile app sẽ là triển khai ứng dụng. Hay nói cách khác là đưa ứng dụng lên các chợ ứng dụng như App Store hay CH Play.
Một khi ứng dụng đã có mặt trên thị trường, bạn sẽ nhận được thống kê về lượt tải cũng như các nhận xét của người dùng về ứng dụng. Tới đây có vẻ quy trình phát triển ứng dụng đã hoàn thành, nhưng thực ra không hẳn là vậy.
Bước 7: Theo dõi và tối ưu ứng dụng
Sau khi ứng dụng ra thị trường, Coming vẫn sẽ theo dõi hiệu suất. Cùng với đó là các đánh giá của khách hàng. Team cũng sẽ chủ động tương tác với khách hàng. Từ đó để làm rõ những vấn đề của khách hàng và tìm cách khắc phục.
Dựa trên mục tiêu của khách hàng, Coming cũng sẽ tự đặt ra cho mình KPI. Việc này giúp team có thể theo dõi và tối ưu app khi cần.
Quy trình phát triển mobile app tại Coming kéo dài bao lâu?
Thông thường, Coming chỉ cần khoảng 2-3 tháng để thiết kế và phát triển một ứng dụng nhẹ với chức năng đơn giản.
Ngược lại, đối với các ứng dụng có nhiều tính năng phức tạp hay đòi hỏi được tích hợp với nhiều dịch vụ bên thứ ba. Quy trình phát triển các ứng dụng này có thể mất từ 6 tháng đến một năm.
Một số yếu tố chính có thể ảnh hưởng đến số thời gian phát triển ứng dụng di động :
- Tech stack và phương pháp: Việc phát triển ứng dụng di động cho Android hoặc iOS có thể dùng bộ công cụ gốc. Tuy nhiên phương phá này mất nhiều thời gian hơn. Nhất là khi so với việc sử dụng các bộ công cụ phát triển đa nền tảng. Ví dụ như React Native hay Flutter. Mặc dù vậy phát triển đa nền tảng lại không phải cách tốt nhất trong nhiều trường hợp. Đặc biệt là đối với các ứng dụng có tải cao.
- Tính năng của ứng dụng: Số lượng và độ phức tạp của các tính năng có lẽ là yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến lộ trình dự án.
- Tích hợp: Tùy thuộc vào mục tiêu dự án, tích hợp với các dịch vụ bên thứ ba hoặc các hệ thống khác có thể được áp dụng. Và điều này có thể giúp tiết kiệm thời gian nhưng đôi khi cũng kéo dài vòng đời phát triển.
Nhìn chung, thời gian phát triển ứng dụng là khác nhau giữa các dự án. Khi khách hàng có nhu cầu phát triển app, Coming luôn đưa ra thời gian hoàn thiện dự kiến để khách hàng có thể cân nhắc.
Kết luận
Trên đây là quy trình phát triển ứng dụng di động tại Coming. Hy vọng rằng thông qua bài viết, bạn đã hiểu hơn về chủ đề này. Nếu có nhu cầu phát triển ứng dụng di động ở bất kỳ lĩnh vực nào, đừng ngần ngại liên lạc với team. Coming tự tin có thể mang lại kết quả tốt nhất cho khách hàng. Dựa trên các năng lực và các công nghệ mà team đang có như các giải pháp Blockchain, giải pháp AI, etc. Mong rằng team sẽ có cơ hội cùng bạn đưa ý tưởng của mình tới tay người dùng!