Ra mắt vào cuối năm 2021, Rooster battle từng tạo nên một con sốt trong thị trường gameFi nhờ vào lối chơi mô phỏng lại trò chơi dân gian ‘đá gà’. Theo một nguồn thông tin mới được leak ra thì sắp tới tựa game Rooster battle có thể sẽ ra mắt mô hình ‘Scholarship’ ( cơ chế lập trại tuyển người cày thuê) và đặt biệt là game sẽ ra mắt cơ chế ‘free to earn’. Nếu như sắp tới game sẽ ra mắt hai cơ chế trên thì thật sự sẽ có rất nhiều anh em muốn tham gia vào game đây. Tuy nhiên, chắc chắn đội Dev sẽ phải thay đổi rất nhiều tính năng để có thể áp dụng hai cơ chế trên vào Rooster Battle. Cùng mình tìm hiểu thêm về những thay đổi về game nếu cập nhập hai mô hình đó nhé.
Cơ chế ‘Scholarship’
Đây là một mô hình không còn mới lạ trong thị trường gameFi rồi, các ‘trại’ ( người đầu tư nhiều acc) sẽ thuê những người chơi không có acc về chơi dùm và họ sẽ trả lương theo % số Token mà người được thuê kiếm được, Scholars không phải bỏ vốn mà vẫn có thể được chơi game và kiếm được Token. Axie Infinity – một trong những tựa game nổi tiếng nhất thị trường game NFT cũng áp dụng cơ chế này vào game và đã thành công rực rỡ. Tuy nhiên Axie Infinity là một tựa game ‘play to earn’ nên rất phù hợp để áp dụng mô hình này vào game, còn Rooster Battle lại là một một tựa game ‘click to earn’ nên hoàn toàn không phù hợp với cơ chế Scholarship này. Mình xin giải thích cho các bạn hiểu rõ về vấn đề này. Một trận đấu trong Axie Infinity sẽ mất khoản từ 5- 10 phút để hoàn thành, vậy thì một acc khoản 20 năng lượng thì sẽ mất khoản 2 giờ đồng hồ để hoàn thành chỉ tiêu của một acc, và bạn bắt buộc phải bỏ thời gian và trí não ra để chơi vì khi thua bạn sẽ không nhận được Token; thí dụ một ‘trại’ có 5 acc trở lên thì sao, không lẽ mỗi ngày chủ ‘trại’ phải ngồi máy tính hơn 10 giờ để chơi game? Rồi xương sống nào chịu nổi, ăn crit chắc khùng luôn quá? Vì nên biện pháp tối ưu là họ sẽ phải thuê Scholars cày dùm họ. Nhưng đối với các tựa game ‘click to earn’ thì đơn giản hơn rất nhiều, bạn chỉ cần click chuột vài cái là có thể quản lý một lúc rất nhiều acc vì game thường là chạy auto, treo máy đó làm việc khác, sau đó canh thời gian quay lại nhận Token thôi. Đối với Rooster Battle, một chủ trại có thể quản lý số lượng lớn acc mà không phải bỏ ra quá nhiều thời gian và công sức. Vậy nên lúc này chủ trại không cần thuê tới Scholars nữa, nếu có thì cũng chỉ thuê từ một đến hai người hoặc kêu người nhà làm giúp để có thể tối ưu hóa lợi nhuận. Vậy thì đây sẽ là những câu hỏi đặt ra cho team Dev: vì không phù hợp với cơ chế Scholarship nên nếu áp dụng mô hình này vào thì liệu Rooster Battle có thay đổi gameplay qua ‘play to earn’ không? nếu có thì liệu update tới game sẽ ra những cơ chế gameplay gì? Hay là game vẫn sẽ giữ nguyên gameplay cũ ?
Trở thành game ‘free to earn’ ?
Game ‘free to earn’ cũng đã xuất hiện khá nhiều trong thị trường gameFi rồi, người chơi không cần phải bỏ tiền ra đầu tư nhưng vẫn được trải nghiệm game và kiếm được Token, tất nhiên thì lượng Token kiếm được thường ít hơn so với những gameFi phải bỏ tiền ra để được tham gia. Thường thì game sẽ áp dụng mô hình ‘free to earn’ từ đầu luôn, tức là từ khi mới ra mắt, điều đó sẽ giúp cho người chơi dễ dàng chọn lựa có nên đầu tư vào không? Ví dụ như tựa game Thetan Arena, bạn sẽ được chọn là chơi Hero free để trải nghiệm gameplay trước nhưng sẽ kiếm được một lượng Token rất ít; hoặc sẽ đầu tư mua Hero về, tốn tiền nhưng Hero của bạn sẽ kiếm được nhiều Token hơn. Điểm đặt biệt là Rooster Battle ngay từ đầu không phải là một tựa game ‘free to earn’ nên việc áp dụng cơ chế này sẽ làm thay đổi ‘pool reward’, và việc thay đổi thành ‘free to earn’ có thể sẽ là một thiệt thòi đối với những người đã và đang đầu tư vào game không, vì họ đã đầu tư tiền vào game từ đầu rồi, mình nghĩ nếu áp dụng mô hình này team Dev nên có những động thái hỗ trợ những người đã đầu tư từ đầu vào game.
Tổng kết
Hiện nay thì Rooster Battle đang rơi vào thời kỳ downtrend, giá của Token này đang giảm rất sâu, số lượng người chơi đang được giảm khá nhiều. Nhưng nếu game áp dụng thành công hai mô hình ‘Scholarship’ và ‘play to earn’ thành công thì mình nghĩ số lượng người tham gia vào game chắc chắn sẽ rất đông, vì giờ đây người chơi không cần phải bỏ tiền mà vẫn được trải nghiệm game và kiếm được Token. Tuy nhiên không phải nhiều người tham gia vào game thì đều có lợi, vì có quá nhiều người cày nên số lượng Token được ‘đào’ ra chắc chắn sẽ tăng lên rất nhiều, nếu không có cơ chế ‘burn Token’ hợp lý thì giá trị của Token RICE chắc chắn vẫn sẽ bị lạm phát thôi. Tuy nhiên đây vẫn là những bước đi khá là táo bạo của team Dev Rooster Battle, vì mình chưa thấy game ‘click to earn’ nào sử dụng mô hình Scholarship, cũng chưa thấy game nào vận hành được hai tháng rồi chuyển qua cơ chế ‘free to earn’ cả. Vậy nên nếu như Rooster Battle áp dụng thành công hai mô hình này thì chẳng phải đây là một ‘cuộc cách mạng’ ở thị trường GameFi hay sao? Bài này mình viết để cung cấp thêm kiến thức về chủ đề GameFi, cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của mình!