Giới thiệu về công nghệ Blockchain 4.0
Công nghệ Blockchain 4.0 hiện nay đang dẫn đầu xu hướng của ngành công nghệ thông tin trên khắp thế giới. Tuy nhiên công nghệ này cũng đã trải qua một quá trình phát triển dài với nhiều phiên bản khác nhau. Trong bài viết ngày hôm nay, Coming sẽ cùng bạn đọc đi qua hành trình của công nghệ tân tiến này từ những ngày đầu tiên đến khi có những tính năng hiện đại như ngày nay.
Lịch sử phát triển các phiên bản Blockchain
Giai đoạn 1991-2008: Khởi nguồn của ý tưởng Blockchain
Giai đoạn 1991-2008 được coi là khởi đầu của phiên bản Blockchain đầu tiên. Ý tưởng về một chuỗi khối được bảo vệ bởi mật mã đã được khởi xướng bởi Stuart Haber và W. Scott Stornetta vào năm 1991. Phát minh này tiếp tục được cải tiến vào năm 1992 qua việc kết hợp với các cây Merkle. Nhờ vậy, một khối đã được phép chứa nhiều thông tin hơn và khó có thể bị giả mạo. Tuy nhiên đến tận năm 2008, một cá nhân hoặc cũng có thể là một nhóm người dưới cái tên Satoshi Nakamoto mới đưa ra một phiên bản hoàn chỉnh đầu tiên về nền tảng Blockchain.
Giai đoạn 2008-2013: Phiên bản Blockchain 1.0 (BTC)
Trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2013 chúng ta được chứng kiến sự xuất hiện của Bitcoin như là ứng dụng đầu tiên của phiên bản Blockchain 1.0. Bitcoin là đồng tiền kỹ thuật số với hệ thống giao dịch đảm bảo tuyệt đối bảo mật, an toàn và nhanh chóng. Tuy nhiên vào giai đoạn này công nghệ Blockchain 1.0 vẫn còn khá đơn sơ, chỉ ứng dụng chủ yếu trong các giao dịch tài chính ví dụ như hỗ trợ giao dịch chuyển đối tiền tệ, xây dựng hệ thống thanh toán kỹ thuật số và hoàn thiện các thuật toán tiền tệ.
Giai đoạn 2013-2015: Phiên bản Blockchain 2.0 (ETH)
Phiên bản Blockchain 2.0 được phân biệt với phiên bản trước đó nhờ sự phát triển của nền tảng Ethereum. Đây là cơ sở cho việc xây dựng những sàn giao dịch và lưu trữ tài sản mà không cần đến sự kiểm soát của các cơ quan và tổ chức trung ương. Người dùng của Ethereum không cần phải cung cấp thông tin cá nhân, nói cách khác, công nghệ này trao cho bạn toàn quyền kiểm soát thông tin cá nhân của mình. Đồng tiền mã hoá riêng biệt của nền tảng này có tên Ether, dùng để thanh toán cho các giao dịch nằm trên Ethereum.
Mặt khác, Ethereum cho phép người dùng lập trình chuỗi khối để kiểm soát các tính năng trên ứng dụng của họ và hỗ trợ các hợp đồng thông minh. Nếu Bitcoin chỉ là một mạng lưới thanh toán tiền tệ thì Ethereum có thể dùng để giao dịch tài chính, game, mạng xã hội và các ứng dụng khác nơi người dùng được bảo mật thông tin cá nhân.
Giai đoạn này cũng ghi nhận sự phát triển của Hyperledger. Đây là một dự án mã nguồn mở với mục đích tạo ra cuốn sổ cái Blockchain, giúp cải thiện hiệu suất và tính minh bạch của các giao dịch kinh doanh.
Giai đoạn 2018: Phiên bản Blockchain 3.0 (DAG)
Ngoài nền tảng cơ bản được nâng cấp từ hai phiên bản trước đó, phiên bản Blockchain 3.0 còn phát triển nền tảng đám mây (Cloud Node), giao thức truy cập chuỗi mở (Open Chain Access Protocol) và chip siêu nhỏ (Blocklet). Ngoài ra, đặc điểm nổi trội của công nghệ blockchain 3.0 đến từ cấu trúc đồ thị định hướng không tuần hoàn DAG – Directed Acyclic Graph. Có thể hiểu rằng dưới cấu trúc này, dữ liệu trong mạng lưới Blockchain được truyền tải theo chu kỳ và theo một chiều duy nhất, giải quyết vấn nạn double-spending của các phiên bản Blockchain trước đó.
Giai đoạn 2022 – hiện nay: Phiên bản Blockchain 4.0
Đây là công nghệ Blockchain tân tiến nhất với tính ứng dụng cao, thâm nhập vào nhiều lĩnh vực trong xã hội hiện đại và đáp ứng nhu cầu của người dùng. Phiên bản này được cải tiến với mục tiêu nhằm vào các doanh nghiệp, và được hy vọng là sẽ hoạt động như một trợ thủ đắc lực giúp giao dịch trong các ứng dụng được thực hiện một cách nhanh chóng, đảm bảo và hiệu quả. Những đặc điểm của công nghệ blockchain 4.0 sẽ được giải thích kỹ hơn trong phần sau của bài viết này.
Những cải tiến của công nghệ Blockchain 4.0
Công nghệ Blockchain 4.0 không chỉ thừa kế và phát huy những ưu điểm của các phiên bản trước đó, mà còn:
- Cho phép người dùng chưa có hoặc có ít kinh nghiệm được trải nghiệm phát triển, xây dựng và vận hành các ứng dụng phân tán (Decentralized Application – Dapp).
- Bảo mật thông tin của người dùng cũng như đảm bảo sự bất biến và khả năng lưu giữ tự động đối với thông tin giao dịch được thực hiện trong ứng dụng của họ,
- Cung cấp tốc độ xử lý cao, có thể so sánh với trải nghiệm khi lướt web trong khi thực hiện đầy đủ các tác vụ quan trọng.
- Khắc phục rùi ro rò rỉ dữ liệu nhờ cơ chế phân quyền thông tin.
- Phát triển tích hợp khung IDE, giúp các ứng dụng phân tán Dapp tương thích chéo với các nền tảng Blockchain và có thể vận hành trên Blockchain 4.0 đa nền tảng.
Có thể nói công nghệ Blockchain vẫn đang trong quá trình phát triển như vũ bão để đáp ứng ngày một nhiều hơn những nhu cầu của doanh nghiệp trong xã hội hiện đại hoá và tự động hóa như hiện nay.
Ứng dụng của công nghệ Blockchain 4.0
Dưới đây là một số dự án nổi bật được xây dựng trên nền tảng là công nghệ Blockchain 4.0:
Dự án Callicrypto trong lĩnh vực tài chính
Đây là một dự án được xây dựng dựa trên nền tảng của tiền điện tử và công nghệ Blockchain 4.0, nhằm tạo ra nền tảng thanh toán và giao dịch an toàn cho người dùng. Tập trung vào việc tạo ra một nền tàng eSignature phi tập trung, dự án Callicrypto được thiết kế đa nền tảng để có thể hoạt động trên nhiều thiết bị, trong đó bao gồm các thiết bị di động và máy tính để bàn. Ngoài ra, Callicrypto hỗ trợ nhiều loại tiền điện tử khác nhau, cho phép người dùng thanh toán và chuyển khoản dễ dàng trên toàn cầu.
Dự án VeChain trong lĩnh vực cung ứng
VeChain sử dụng công nghệ Blockchain 4.0 để cung cấp tính năng quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả, cho phép nhà sản xuất, nhà cung ứng và khách hàng theo dõi và quản lý các sản phẩm một cách chính xác và đáng tin cậy. Không chỉ vậy, người dùng còn có thể truy xuất nguồn gốc và quản lý dữ liệu nhờ mạng lưới thông tin an toàn và bảo mật được bảo vệ bởi lớp mã hoá của Blockchain. Ngoài ra, đây cũng là một ứng dụng tiết kiệm chi phí cho người dùng và có thể hỗ trợ cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau ví dụ như ngành thực phẩm, y tế, bảo hiểm hay tài chính.
Dự án FitMax trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
FitMax là ứng dụng Web3 được phát triển với mục đích trở thành một công cụ hữu ích trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, được phát triển bởi công ty Coming. Là một ứng dụng di động được thiết kế để giúp người dùng theo dõi quá trình tập luyện thể chất và theo dõi những chỉ số cơ thể, FitMax đã cho thấy thành quả của sự kết hợp tuyệt vời giữa công nghệ Blockchain 4.0 – AR và AI. Người dùng có thể ghi lại các hoạt động thể chất của mình, lên kế hoạch tập luyện, theo dõi chế độ ăn uống để quá trình tập luyện trở nên hiệu quả hơn. Ngoài ra, FitMax cũng cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ để giúp người dùng được cập nhật các kiến thức chuyên môn về chăm sóc sức khỏe, cũng như những lời khuyên từ các bác sĩ và chuyên gia tư vấn.
Dự án Propy trong lĩnh vực bất động sản
Sự tham gia của công nghệ Blockchain 4.0 đã cho phép Propy phát triển các tính năng bao gồm: quản lý và chuyển đối tài sản bất động sản, giải quyết tranh chấp, tăng tính minh bạch, và hỗ trợ các quy trình pháp lý cho những bên liên quan. Nhờ giải quyết được những vấn đề tồn đọng trong lĩnh vực bất động sản, hiện này Propy đang là một dự án được săn đón bởi người tiêu dùng nhờ khả năng tiết kiệm chi phí, giảm thiểu rủi ro và tăng tính minh bạch trong quá trình giao dịch.
Kết luận
Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta đã phân tích về lịch sử phát triển cũng như những cải tiến và ứng dụng của công nghệ Blockchain 4.0. Có thể thấy rằng công nghệ có tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực và sẽ còn tiếp tục phát triển trong tương lai. Nếu doanh nghiệp bạn có hứng thú và muốn sử dụng công nghệ này để cải tiến dịch vụ của mình thì có thể tìm đến công ty Coming.io – một trong những nhà cung cấp dịch vụ và giải pháp chuyển đổi số và tự động hóa quy trình cho doanh nghiệp dựa trên sức mạnh của công nghệ Blockchain tiêu biểu và uy tín nhất hiện nay. Hãy để chúng tôi giúp bạn khai thác sức mạnh của công nghệ này và đưa doanh nghiệp của bạn tiến xa hơn trong thời đại kỹ thuật số!